This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Lợi ích của dứa đối với sức khỏe

Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Viêm khớp thường ảnh hưởng tới người lớn tuổi, gây cứng cơ, đau ở khớp…Enzyme bromelanin có trong dứa hỗ trợ điều trị và giảm viêm khớp.

Tăng cường miễn dịch

Dứa giàu vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các bệnh thường gặp như cảm lạnh, cúm và các nhiễm trùng khác.

Phòng ngừa ung thư

Nghiên cứu cho thấy dứa có khả năng phòng ngừa sự tăng trưởng của các tế bào ung thư trong cơ thể nhờ hàm lượng vitamin A và beta carotene dồi dào, qua đó giúp bạn tránh được căn bệnh nguy hiểm này.

Hỗ trợ tiêu hóa

Nhờ giàu chất xơ, dứa có thể hỗ trợ loại bỏ những độc tố và chất cặn bã ra khỏi cơ thể, phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa.

Cải thiện sức khỏe răng miệng

Dứa có thuộc tính làm se giúp chống lại các vi khuẩn ảnh hưởng tới răng và nướu, phòng ngừa viêm ở khoang miệng và nướu.

Phòng ngừa tăng huyết áp

Tăng huyết áp có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Hàm lượng kali trong dứa có khả năng làm giãn nở mạch máu giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp.

BS P.Liên

(Theo boldsky)

Nhất định mẹ sẽ chăm con tốt hơn!

Ngày 14/4 vừa qua, tại hội trường lớn khách sạn Hữu Nghị Hải Phòng đã diễn ra hội thảo tư vấn “Tiêu hóa khỏe – Trẻ ăn ngon” do Hội nhi Khoa Việt Nam và nhãn hàng cốm vi sinh Bio-acimin New tổ chức. Hội thảo với sự chủ trì của GS.TS Nguyễn Gia Khánh – Phó chủ tịch Hội nhi khoa, Nguyên Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi TW, DS Nguyễn Đăng Hiền nguyên giảng viên ĐH Dược HN và sự tham gia nhiệt tình của hơn 300 bà mẹ trẻ.

Trẻ em một cơ thể còn non nớt đang lớn và phát triển. Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng và là nền tảng phát triển của trẻ. Nhưng do nhu cầu phát triển nhanh của cơ thể và sự chưa hoàn thiện của hệ tiêu hóa nên trong những năm đầu tiên trẻ thường rất hay gặp những rối loạn tiêu hóa như nôn chớ, đầy bụng, táo bón, tiêu chẩy, biếng ăn …Vậy nhưng có một thực tế là hầu hết kiến thức chăm sóc rối loạn cho con ở các mẹ đều thiếu và yếu. Những câu hỏi hết sức thông thường: chế độ ăn như thế nào là phù hợp với trẻ khi rối loạn tiêu hóa? Biểu hiện của các loại rối loạn tiêu hóa ra sao? Xử lý thế nào? Khi nào cần đưa trẻ đến viện?....các mẹ cũng khó có thể trả lời được.

 Giáo Sư Nguyễn Gia Khánh: Đại diện cho Hội Nhi Khoa chúng tôi thực sự hạnh phúc khi có những cơ hội truyền đạt các kiến thức cho các bà mẹ
Bởi vậy, chuỗi hội thảo tư vấn “tiêu hóa khỏe – trẻ ăn ngon” được tổ chức nhằm cung cấp cho mẹ kiến thức hữu ích về rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Tại hội thảo Hải Phòng, với sự hướng dẫn thiết thực Giáo sư Nguyễn Gia Khánh ở chuyên đề: “Những rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách xử trí” như một luồng sinh khí xua tan những băn khoăn lo lắng, trăn trở trong quá trình chăm con của các mẹ. Với kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề, uyên bác và tận tâm Giáo sư đã hướng dẫn một cách rất dễ nhớ, dễ hiểu cho các mẹ từ nguyên nhân vì sao bé mắc rối loạn tiêu hóa, từng biểu hiện điển hình của các rối loạn tiêu hóa, và nhất là các cách chăm sóc điều trị đơn giản, cần thiết tại nhà cho trẻ…Một số trường hợp cần được giải đáp cụ thể của các mẹ về rối loạn tiêu hóa của bé cũng đều được giáo sư hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận. Đặc biệt, các chuyên gia còn giới thiệu thêm cho các mẹ một vũ khí có thể hỗ trợ tốt cho trẻ khi biếng ăn, tiêu chảy, táo bón hay loạn khuẩn đường ruột…đó là probiotics (những chiến binh luôn giữ cho trẻ một đường ruột khỏe mạnh) được bào chế trong cốm vi sinh Bio-acimin New.

 Hội Thảo "Tiêu Hóa khỏe – Trẻ ăn ngon" tại Hải Phòng
Những kiến thức ấy đã được đón nhận trong niềm vui, hạnh phúc của hơn 300 bà mẹ càng làm cho những người thầy thuốc thêm phần vinh dự, cho hoạt động chuỗi hội thảo “Tiêu hóa khỏe – trẻ ăn ngon” có những động lực phát triển rộng khắp hơn nữa.

Khép lại hội thảo đầu tiên tại Hải Phòng, điều đọng lại ý nghĩa nhất là những nụ cười trên khuôn mặt các bà mẹ, là lời hứa xuất phát từ tình mẫu tử: “Từ hôm nay nhất định mẹ sẽ chăm con tốt hơn”. Bởi mẹ đã có thêm kiến thức, có thêm hiểu biết quý giá để giúp con lúc con rối loạn tiêu hóa.

Hồng Hạnh(ghi)

Lipid trong đời sống chúng ta

Ngoài nước ra, hàng ngày cơ thể ta cần được cung cấp đầy đủ 5 chất dinh dưỡng: chất đường bột (glucid), chất đạm (protid), chất béo (lipid), vitamin và muối khoáng. Trong các chất dinh dưỡng, chất béo là chất bị yêu ghét lẫn lộn nhiều nhất.

Nó có nhiều công trạng như điều hòa nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, cấu tạo màng tế bào, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ, dự trữ năng lượng, chuyển vận các vitamin tan trong dầu như: vitamin A, D, E, F, K, cung cấp các axít béo cần thiết để tạo năng lượng (1g chất béo đốt cháy trong cơ thể cho 9Kcal). Tuy vậy, nó cũng có nhiều tội trạng, vì là nguyên nhân chủ yếu đưa đến bệnh béo phì, các bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ. Để đánh giá kẻ thiện ác dinh dưỡng này, cần có những hiểu biết về chất béo trong thức ăn để chọn lọc thích hợp nhằm bảo vệ sức khỏe.

Chất béo từ thực phẩm được chia làm 2 loại: mỡ động vật (thể rắn) và dầu thực vật (thể lỏng). Đơn vị cơ bản của chất béo là axít béo. Về mặt cấu trúc, axít béo được chia làm 2 nhóm: axít béo no (axít béo bão hòa) và axít béo không no (axít béo không bão hòa). Axít béo không no có giá trị sinh học cao hơn axít béo no. Cơ thể có thể chuyển glucid và protein thành axít béo no, nhưng lại không tổng hợp được các axít béo không no, mà chỉ được cung cấp qua thức ăn như: axít linoleic, axít linolenic. Dầu thực vật tốt cho sức khỏe hay tốt cho tim mạch hơn mỡ động vật là do axít béo trong dầu thực vật là axít béo không no. Theo cấu trúc hóa học, có các loại axít béo sau:

Axít béo no:

Có trong mỡ động vật, bơ, sữa, phomát, kể cả dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ. Trong cơ thể người, gan tạo ra cholesterol từ axít béo no. Vì vậy nếu ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ có nguy cơ tăng cholesterol, nhất là cholesterol loại xấu (LDL-C). Các thầy thuốc khuyên nên dùng chất béo no không quá 10% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến ở người bình thường. Như vậy là quá cao đối với người có tăng mỡ máu.

Lipid trong đời sống chúng taTrẻ em cần tiêu thụ nhiều chất béo hơn

Axít béo không no chứa nhiều nối đôi:

Hay còn gọi là axít béo omega-6. Có trong dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hạt bắp. Nó có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu (LDL-C) trong máu nhưng đồng thời cũng có nhược điểm là giảm lượng cholesterol tốt (HDL-C). Vì vậy cũng có khuyến cáo là không nên dùng chất béo này quá 10% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến.

Axít béo không no chứa một nối đôi:

Có trong dầu: đậu phụng, hạt điều, ô liu, hạt hạnh nhân. Còn gọi là axít béo omega-3. Có nhiều trong mỡ một số loại cá ở vùng biển lạnh là cá ngừ, cá hồi. Chất béo này được xem là tốt cho tim mạch vì làm giảm cholesterol xấu (LDL-C) mà không làm giảm cholesterol tốt (HDL-C). Các thầy thuốc khuyên người bình thường dùng chất béo loại này cho đến 15% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến.

Axít béo chuyển hóa (axít béo dạng trans):

Chủ yếu là axít béo nhân tạo. Dầu thực vật chứa axít béo không no ở dạng lỏng. Từ dầu lỏng như dầu đậu nành, dầu bắp… người ta chế biến thành dạng đặc giống như bơ gọi là margarin, bằng một phản ứng hóa học gọi là hydrogen hóa, đưa đến hình thành chất béo dạng trans có trong margarin, kể cả thức ăn nhanh được chiên với dầu ăn như khoai tây chiên, thịt rán, gà rán… Chất béo dạng trans làm tăng cholesterol xấu (LDL-C), giảm cholesterol tốt(HDL-C). Vì vậy, nguy cơ cho người dùng dễ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đái tháo đường. Phải hạn chế dạng chất béo này.

Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo mức tiêu thụ chất béo hàng ngày cho người trưởng thành là 18 - 25% tổng năng lượng khẩu phần. Có 3 nhóm đối tượng cần tiêu thụ nhiều chất béo hơn là trẻ em, phụ nữ có thai, và cho con bú. Chất béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ 7 tháng đến 6 tuổi nhưng không vượt quá 50g/ngày.

BS. NGÔ VĂN TUẤN

Có nên cho trẻ nhỏ uống mật ong?

Mật ong chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, nên có tác dụng tốt với sức khoẻ, như bù đắp năng lượng, tăng sức đề kháng, sát trùng, chữa viêm loét dạ dày - tá tràng, an thần, cải thiện giấc ngủ, làm mềm da, liền sẹo, chữa phỏng nhẹ, vết côn trùng đốt... Tuy nhiên, mật ong dù tốt nhưng không phải ai dùng cũng thích hợp.

Để an toàn, không nên cho trẻ uống mật ong khi còn quá nhỏ
Nhiều bà mẹ có thói quen khi trẻ bị tưa lưỡi thì dùng mật ong rơ lưỡi trẻ, hay lúc trời trở lạnh cho con uống mật ong để mát phổi, tăng đề kháng, bổ não… Đây là những cách làm có thể gây hại cho trẻ. Một số công trình nghiên cứu phát hiện trong đất và bụi có vi khuẩn clostridium botulinum, trong quá trình ong đi lấy mật có thể mang phấn hoa và mật chứa loại vi khuẩn này về tổ, khiến mật ong bị nhiễm khuẩn. Trẻ dưới 12 tháng tuổi, do đường ruột chưa hoàn thiện, đề kháng còn yếu nên uống mật ong rất dễ ngộ độc botulism, là độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum, với những biểu hiện yếu cơ, khó thở, táo bón, mệt mỏi, bỏ bú sữa, khóc dai dẳng, suy khả năng vận động... Nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong. Ngoài ra, trong mật ong còn có hàm lượng hormone nhất định, uống thời gian dài dễ khiến trẻ dậy thì sớm.

Để an toàn, không nên cho trẻ uống mật ong khi còn quá nhỏ (dưới 12 tháng tuổi). Bé đã hơn một tuổi chỉ thi thoảng dùng một ít. Trẻ đã trên mười tuổi thì có thể cho uống nhiều hơn. Khi cho trẻ uống mật ong nên pha với nước ấm, sẽ dễ hấp thụ hơn là uống trực tiếp. Nên cho trẻ uống mật ong trước bữa ăn chừng một tiếng đồng hồ hoặc sau bữa ăn 2 - 3 tiếng. Mật ong có tính hơi lạnh, tác dụng tăng cường co bóp đường ruột, giúp rút ngắn thời gian đại tiện, vì vậy với những trẻ có đường tiêu hoá không tốt, đầy bụng hoặc đi ngoài cũng cần thận trọng khi sử dụng.

BS. Huy Thông

Những nguồn protein lành mạnh cho chế độ ăn hàng ngày

Tuy nhiên, bạn vẫn cần bổ sung những dạng protein tốt trong chế độ ăn. Dưới đây là những thực phẩm cung cấp nguồn protein lành mạnh mà không chứa nhiều calo.

- Cá: Không chỉ ít calo, cá còn chứa ít chất bẽo bão hòa. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu còn cung cấp acid béo omega-3 tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ cần hấp hoặc áp chảo để có món ăn ngon miệng.

- Lòng trắng trứng cũng là một lựa chọn tốt. Một cốc lòng trắng trứng chứa 26g protein với khoảng 120 calo.

- Nếu muốn ăn thịt, bạn hãy chọn thịt gà, đây là nguồn cung cấp protein nạc. Ức gà và thịt đùi bỏ da chứa ít chất béo.

- Các loại sữa ít béo hoặc không béo cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào. Một cốc phô-mai tươi hoặc sữa chua Hy Lạp không béo cung cấp từ 15-20g protein với khoảng 120 calo.

Bạn có thể biến tấu các món ăn để tăng hương vị. Ví dụ, kết hợp sữa chua với các loại quả mọng, lòng trắng trứng tráng với rau xanh...

BS P.Liên

(Theo Univadis/ Healthday)

Không nên thường xuyên cho trẻ uống nước có gas

Mùa hè, trẻ em rất thích uống nước ngọt có gas trong bữa ăn, có bé có thể uống nước ngọt hàng ngày mà không chán. Nếu uống nước ngọt với lượng vừa phải, sử dụng không thường xuyên sẽ cung cấp một phần năng lượng, tạo cảm giác thoải mái và kích thích tiêu hóa. Nhưng nếu dùng nhiều, nước ngọt có gas có thể ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển sức khỏe của bé.

Thành phần chủ yếu trong nước ngọt có ga bao gồm: nước, đường, acid phosphoric, khoáng phosphate, cafein, cola, sodium benzoate, hương liệu và chất tạo màu. Những chất này nếu nạp vào cơ thể thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng béo phì, sâu răng, nhức đầu, ngủ kém, loãng xương, bệnh dạ dày, ung thư... Vì vậy, cần kiểm soát liều lượng nước ngọt mà bé uống mỗi ngày. Chưa kể, hàm lượng calo trong nước ngọt chủ yếu dưới dạng đường, không có chất béo hay protein. Mỗi chai nước ngọt chứa khoảng 125 calo. Trẻ tiêu thụ nhiều nước ngọt sẽ dẫn đến việc tích tụ mỡ - nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh đái đường, tăng huyết áp, tim mạch, gây nguy hại lâu dài cho sức khỏe của trẻ.

 Cho trẻ uống nhiều nước ngọt có gas sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Việc uống nhiều nước ngọt còn là nguyên nhân của việc tăng đào thải canxi qua nước tiểu. Do đó, trẻ rất dễ bị thiếu canxi, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao. Thậm chí, người ta còn nghi ngờ rằng uống nước ngọt đưa đến nguy cơ loãng xương.

Mặt khác, thành phần acid trong nước ngọt có chứa các chất như phosphoric, citric… cộng với đường là tác nhân bào mòn, hủy hoại men răng, gây sâu răng ở bé. Lý do là nước bọt có độ kiềm Ph là 7.4, khi bé uống quá nhiều nước ngọt, nước miếng sẽ chuyển hóa thành acid. Để phục hồi độ kiềm, cơ thể sẽ phải rút một phần canxi từ men răng. Do đó, răng dễ bị hư hại.

Khi bé uống nước ngọt, khí gas và acid sẽ ảnh hưởng tới dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, acid phosphoric có thể làm vô hiệu hóa acid hidrochloric, đưa tới hiện tượng đầy hơi và khó tiêu hóa gây nên hiện tượng chán ăn, bỏ bữa. Như vậy, nước ngọt có ga không những là thủ phạm của bệnh béo phì mà nó còn là nguy cơ của việc sút cân gây ra hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Bất kì một thức uống công nghiệp nào cũng đều có phẩm màu, chất phụ gia và chất bảo quản. Đây là những chất bị cho là nghi phạm của bệnh ung thư. Ví dụ như chất sulphites gây gia tăng bệnh hen suyễn ở trẻ, chất fructore có thể gây ra hội chứng đau dạ dày. Đặc biệt là chất sodium benzoate khi tác dụng với acid ascorbic trong nước uống có ga sẽ tạo ra chất benzene, một chất đã bị nhiều nghiên cứu kết luận rằng có khả năng gây ung thư máu và vài bệnh ung thư khác.

Ngoài ra, một số loại nước ngọt có ga có chứa cafein gây tác động xấu đến hệ tim mạch, kích thích hưng phấn, gây khó ngủ, dẫn đến hiện tượng đau đầu, bồn chồn, hốt hoảng, rối loạn nhịp tim, tăng đào thải canxi qua nước tiểu, tăng nguy cơ loãng xương và các hiệu ứng phụ.

Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ, không nên ngăn cấm mà nên cho trẻ uống một liều lượng vừa đủ, không thường xuyên nước ngọt có gas, giúp cung cấp một phần năng lượng cho các hoạt động, tạo cảm giác thoải mái và kích thích hệ tiêu hóa ở trẻ.

Bác sĩ Lê Bạch Mai

Đồ uống từ dứa và nghệ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm gây ung thư

Việc duy trì chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp phòng tránh các nguyên nhân gây ung thư.

Đồ uống làm từ dứa và nghệ không chỉ giúp chống ung thư và giảm viêm mà còn giúp tái tạo và trẻ hóa cơ thể.

Ngoài dứa và nghệ, bạn còn có thể thêm chanh, gừng và dầu dừa. Mỗi thành phần đều có lợi cho sức khỏe.

Chanh có chứa axit xitric và do đó giúp loại bỏ sỏi thận và cũng làm giảm viêm trong cơ thể

Dứa được cho là có hiệu quả gấp 5 lần so với bất cứ loại xi-rô ho nào.

Củ nghệ có chứa hợp chất chống ung thư hiệu quả curcumin giúp làm giảm nguy cơ ung thư.

Gừng là “chuyên gia” tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ thuộc tính chống ung thư và chống viêm của nó.

Dầu dừa và hạt tiêu đen giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Thành phần:

• 2 chén dứa chín

• ½ thìa tiêu đen

• 3 củ nghệ

• 2 củ gừng

• 1 chanh (bóc vỏ)

• 1 muỗng dầu dừa

Cách làm

Trộn tất cả các thành phần, cho vào máy ép trái cây và cho dầu dừa vào sau cùng. Dùng thìa khuấy đều hỗn hợp. Uống trong vòng 15 phút đầu để đảm bảo dinh dưỡng. Đây được biết đến là một trong những loại đồ uống tốt nhất để ngăn ngừa ung thư và điều trị chứng viêm.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

DHA

Giáo sư – Tiến sĩ Peter Willatts, một chuyên gia hàng đầu về DHA đã từng đưa ra lời khuyên dành cho các bà mẹ mang thai và có con bé: cung cấp hàm lượng đúng DHA từ những năm tháng đầu đời và trong suốt thời kỳ tuổi trẻ nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, rất ít các bà mẹ thực hiện khoa học việc cung cấp DHA trong khẩu phần ăn cho con.

Các nghiên cứu khoa học về DHA

DHA có tên gọi đầy đủ là Docosa Hexaenoic Acid - một acid béo thuộc nhóm omega-3. DHA có đóng góp quan trọng trên rất nhiều cấp độ - từ việc hỗ trợ phát triển trí não của trẻ sơ sinh cho tới việc giúp đỡ bà mẹ thoát khỏi chứng trầm cảm sau khi sinh.

Nghiên cứu của giáo sư tiến sỹ Morale đã chỉ ra, DHA là dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển thị giác. Nếu duy trì bổ sung đúng thành phần DHA và ARA, khi 12 tháng tuổi, biểu hiện thị lực của trẻ sẽ tốt hơn, tương đương với xem nhiều hơn 1.5 dòng trên bảng thị lực.

Ảnh minh họa

DHA cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác, tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ phát triển dị ứng của trẻ. Ngoài ra, một số nghiên cứu lâm sàng thực hiện bởi những nhà khoa học nổi tiếng thế giới cũng làm rõ ảnh hưởng tích cực của DHA trong từng giai đoạn phát triển của trẻ như: khả năng xử lý vấn đề tốt hơn ở 9 tháng tuổi, tăng 7 điểm chỉ số phát triển trí tuệ ở 18 tháng tuổi, hệ hô hấp khỏe mạnh hơn khi trẻ được 3 tuổi và tăng 6 điểm IQ ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi… nếu trẻ được cung cấp hàm lượng đúng DHA từ sớm và liên tục.

DHA cần bổ sung liên tục

DHA được bổ sung sớm và liên tục sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển của trẻ, song thực tế hàm lượng DHA trong thực đơn hàng ngày dành cho trẻ em ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam quá thấp so với mức khuyến cáo của WHO.

Do đó, hãy đa dạng khẩu phần ăn của trẻ, sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu DHA như thủy hải sản, trứng, sữa, các loại hạt có dầu… Dầu cá có thể lựa chọn để bổ sung DHA, nhưng việc bổ sung này cần thật cẩn trọng. Bổ sung sữa bột với hàm lượng đúng DHA chính là nguồn cung cấp DHA an toàn, đơn giản và tối ưu.

Theo nghiên cứu của WHO/FAO, các bà mẹ mang thai và cho con bú cần bổ sung hàm lượng khoảng 200mg/ngày để có thể cung cấp đủ DHA cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, DHA ở hàm lượng 0,32% trong tổng axit béo, tương ứng 17mg/100kcal là tối ưu. Trẻ từ 1-6 tuổi thì cần được bổ sung DHA với hàm lượng từ 75mg/ngày (có thể tăng giảm tùy theo độ tuổi và cân nặng của trẻ).

Gia đình Enfa A+ của Mead Johnson cải tiến với DHA Power+ cung cấp hàm lượng đúng DHA, phù hợp với khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng quốc tế, cùng các mẹ đem đến cho trẻ sự khởi đầu tốt đẹp nhất.

Minh Hằng

Thời điểm nào thích hợp nhất để uống sữa?

Nếu bạn muốn nhiều chất đạm vào bữa sáng, uống sữa vào buổi sáng là tốt nhất. Ngoài canxi, protein, sữa còn cung cấp kali, ma giê, phốt pho và các loại vitamin.

Nếu bạn tập luyện vào buổi sáng thì uống sữa vào buổi sáng sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều protein và canxi cần thiết để xương và cơ bắp phục hồi và phát triển.

Nếu bạn muốn có cảm giác no và hạn chế sự thèm ăn cả ngày, buổi sáng là thời gian tốt nhất để uống sữa. Nhưng nếu bạn cảm thấy đầy bụng sau khi uống sữa hãy tránh uống vào buổi sáng.

Khi bạn gặp vấn đề về giấc ngủ và không thể ngủ đúng giờ, tốt nhất bạn nên uống sữa ấm vào ban đêm trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn và ngủ ngon.

Nếu bạn mệt mỏi sau một ngày làm việc và muốn thư giãn, hãy uống sữa vào ban đêm. Sữa chứa một loại axit amin được gọi là tryptophan giúp não giải phóng serotonin. Sữa cũng giúp bạn thư giãn.

Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, bạn không nên uống sữa vào ban đêm. Ngoài ra, uống sữa vào ban đêm có thể gây ra vấn đề tiêu hóa cho một số người.

Bất cứ khi nào bạn uống sữa hay uống sữa ấm vì sữa ấm giúp tăng cường tiêu hóa. Cũng nên nhớ rằng uống nhiều sữa không tốt do vậy chỉ nên uống ở lượng trung bình, có thể 150-200ml/ngày là đủ.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

Bổ sung DHA cho các bà mẹ mang thai

Các bà mẹ mang thai và cho con bú vẫn biết DHA là một dưỡng chất đặc biệt, là nền tảng cho sự phát triển của não bộ và các chức năng não. Vì thế khi trẻ được bổ sung DHA gần với hàm lượng trong sữa mẹ trung bình trong những tháng đầu đời có thể hỗ trợ phát triển trí não, cải thiện rõ rệt thị lực, sức khỏe hô hấp và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng tích cực này được các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra như thế nào, hẳn nhiều bậc phụ huynh còn chưa khám phá hết.

 Ảnh minh họa
Một số nghiên cứu lâm sàng về vai trò của DHA

1. Nghiên cứu Drover năm 2009: Trẻ được bổ sung đầy đủ DHA từ sớm đến 9 tháng tuổi sẽ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn nhóm trẻ không được bổ sung DHA. Chẳng hạn, khi đưa món đồ chơi có nắp đậy cho hai nhóm trẻ. Với trẻ có bổ sung DHA sẽ nắm lấy và tìm mọi cách mở nắp đậy ra, ánh mắt lúc nào cũng nhìn chăm chú vào món đồ mình đang chơi. Nhóm trẻ còn lại hoặc sẽ nắm lấy đồ chơi rồi bỏ xuống hoặc nhìn chỗ khác và không tiếp xúc với đồ chơi. Điều này cho thấy khả năng xử lý vấn đề của những trẻ được cung cấp đủ DHA sẽ cao hơn nhóm còn lại.

2. Nghiên cứu Morale: Nếu trẻ được bổ sung DHA đủ, khi 12 tháng tuổi sẽ có biểu hiện thị lực tốt hơn, tương đương với xem nhiều hơn 1.5 dòng trên bảng thị lực. Đó là bởi DHA chiếm 50% phospholipid võng mạc, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển thị giác của trẻ.

3. Nghiên cứu của Birch (2000) lại chứng minh: trí tuệ (trí nhớ, khả năng xử lý vấn đề, khả năng phân biệt, khả năng phân loại, khả năng ngôn ngữ và kỹ năng xã giao) của trẻ 18 tháng tuổi cao hơn 7 điểm khi được bổ sung đủ DHA.

4. Theo nghiên cứu của Pastor và Birch (2010): Trong những trẻ 3 tuổi được nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh dị ứng thông thường thấp hơn đáng kể so với nhóm trẻ thiếu hàm lượng DHA. Điều này cho thấy nếu bổ sung đủ DHA sẽ giúp cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.

Vậy, bổ sung DHA thế nào cho đủ?

DHA có nhiều trong nhiều loại hải sản như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá bơn, cá thu … Tuy nhiên, do không hợp khẩu vị, trong những năm đầu đời, đa số trẻ không ăn được những loại thực phẩm này. Bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú, nuôi con nhỏ vì thế cần tích cực trong việc bổ sung đúng hàm lượng DHA cho con mình. DHA có thể được bổ sung nhờ viên dầu cá nhưng việc sử dụng phải đặc biệt cẩn trọng, tốt nhất nên có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, sữa công thức đúng hàm lượng DHA cũng là một lựa chọn hợp lý cho sự phát triển của trẻ. Theo nghiên cứu của WHO/FAO, các bà mẹ mang thai và cho con bú cần bổ sung hàm lượng DHA với khoảng 200mg/ngày. Đối với trẻ nhỏ, bên cạnh khẩu phần ăn bình thường , các bà mẹ nên bổ sung cho trẻ hàm lượng DHA 75mg mỗi ngày để đem đến cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất.

Thu Nguyễn

Ăn uống trong phòng chữa ung thư ruột già

KỲ I: UNG THƯ RUỘT GIÀ SAU PHẪU THUẬT

ung thư ruột già

Thực dưỡng:

Bệnh nhân ung thư ruột già sau khi phẫu thuật, bị xuất huyết, nên dùng những món ăn sau:

- Hoa hiên 30g; hắc mộc nhĩ 15g; huyết dư thán (than tồn tính của tóc rối) 6g.

ung thư ruột giàHoa hiên

Trước tiên, nấu hoa hiên và mộc nhĩ với 3 chén nước, sắc còn khoảng 1 chén, rồi đổ huyết dư thán vào quậy đều. Uống mỗi ngày 1 thang.

- Hắc mộc nhĩ 30g, hồng táo 30 quả.

ung thư ruột giàHắc mộc nhĩ

Cách dùng: nấu với 3 chén nước, sắc còn 1 chén. Dùng uống ấm, mỗi ngày 1 thang.

Nếu bị táo bón có thể dùng thêm các loại cháo sau:

Cháo tô tử, ma nhân:

Nguyên liệu: mè (còn gọi là hỏa ma nhân, tức hạt vừng) 30g, hạt tía tô 10 - 15g, gạo tẻ 60g.

Cách làm: trước tiên, giã nát mè và hạt tía tô, sau đó đổ nước vào, dùng vải vắt lấy nước cốt, bỏ xác. Lấy nước cốt này nấu với gạo tẻ thành cháo nhừ. Dùng ăn khi bụng đói.

Cháo mè (ma nhân):

Nguyên liệu: ma nhân (mè) 30g, gạo tẻ (nếp) 60g.

Cách làm: trước tiên, giã nát mè, sau đó đổ nước vào quậy đều; rồi vắt lấy nước, bỏ xác, cho gạo nếp vào nấu thành cháo. Ăn nóng mỗi ngày 2 lần. Dùng 5 - 7 ngày là 1 liệu trình.

Cháo hạt bìm bìm (khiên ngưu tử):

Nguyên liệu: bột khiên ngưu tử 1g, gạo tẻ 50 - 100g, gừng sống 2 lát.

Cách làm: nấu gạo trước, đợi khi nước sôi, đổ bột khiên ngưu tử và gừng sống vào, nấu thành cháo ăn. Món này không nên ăn lâu dài.

Cháo sữa mật ong:

Sữa tươi 100ml, mật ong lượng thích hợp, gạo nếp 100g. Tất cả 3 thứ cho vào nồi với lượng nước thích hợp để nấu cháo, ăn tùy ý thích.

Tập luyện:

Sau khi giải phẫu ung thư ruột già có thể tập bài tập thể dục như sau:

Động tác chân:

Nằm ngửa, hai chân đồng thời co đầu gối lại và đưa lên để đùi sát trên bụng, sau đó trả 2 chân về vị trí cũ, làm như vậy hơn 10 lần.

Động tác cất cao chân:

Nằm ngửa, hai chân đồng thời cất cao lên (đầu gối vẫn thẳng), sau đó để xuống, làm lại hơn 10 lần.

Động tác đạp xe đạp:

Nằm ngửa, luân phiên co 2 đầu gối, bắt chước động tác đạp xe đạp, động tác phải linh hoạt, phạm vi co duỗi càng rộng càng tốt, làm từ 10 - 15 phút.

Động tác nằm ngửa ngồi dậy:

Tư thế nằm ngửa, thóp bụng co duỗi ngồi dậy, hai tay sờ đầu ngón chân, mỗi lần làm 7 - 8 cái.

Dùng thuốc bổ trợ:

Ung thư ruột già sau khi giải phẫu, có thể tham khảo dùng các phương thuốc sau đây (theo kinh nghiệm của giáo sư Vương Tự Ngao, thuộc Học viện Trung y ở Triết Giang):

Phương thuốc 1:

Thành phần: hòe giác, kim ngân hoa mỗi thứ 2g; bạch hoa xà thiệt thảo, sinh ý dĩ nhân, đằng lê căn (rễ cây kiwi), thổ phục linh, mỗi thứ 30g; nhân sâm 60g; vương bất lưu hành (quả xộp) hoặc quả sung ngọt 15g; trắc bá diệp, khổ sâm, sinh địa du, mỗi thứ 9g.

Cách dùng: sắc uống, mỗi ngày 1 thang, tùy triệu chứng gia giảm.

Thích ứng trường hợp: ung thư trực tràng sau khi phẫu trị, hoặc ở thời kỳ cuối, đi tiêu ra máu, có khi có đàm và máu mủ, đau bụng, buồn nôn, ăn ít, ăn không ngon, miệng khô và đắng, rêu lưỡi nhầy trắng, chất lưỡi tím đen. Bệnh thuộc thấp tà xâm nhập xuống dưới, đường kết tràng ứ độc và có khối u.

Phương thuốc 2:

Thái tử sâm 12g; nhân sâm 6g, khương bán hạ, đương quy, mỗi thứ 6g; bạch truật sao, phục linh, khổ sâm, mỗi thứ 9g; sinh ý dĩ nhân, đằng lê căn, mỗi thứ 30g; vương bất lưu hành (quả xộp) hoặc quả sung ngọt 15g.

Cách dùng: sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Thích ứng trường hợp: ung thư trực tràng sau phẫu thuật, tổn thương khí huyết, tỳ vị hư nhược.

KỲ II: UNG THƯ RUỘT GIÀ SAU HÓA TRỊ

Lương y ĐINH CÔNG BẢY

Bí quyết chọn sữa cho bé

Loại sữa thích hợp cho bé nhất chính là sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ nên là chọn lựa ưu tiên vì nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, khi nguồn sữa mẹ không đủ cung cấp cho bé, hoặc khi bà mẹ bắt đầu đi làm, hay vì lý do nào đó mà mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ, loại sữa thay thế thích hợp nhất chính là sữa công thức được chế biến phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa từ các nhãn hàng khác nhau đã khiến các bà mẹ ít nhiều bối rối. Những phát hiện tiêu cực trong công nghệ sản xuất sữa gần đây lại càng làm cho các bà mẹ lo âu trong việc chọn sữa cho con. Do vậy, để có thể chọn được loại sữa tối ưu cho con mình là điều không dễ dàng chút nào.

Hầu hết các loại sữa được phép lưu hành trên thị trường hiện nay đều phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu được quy định cho các loại sữa thay thế sữa mẹ được công nhận bởi các tổ chức y tế, dinh dưỡng và nhi khoa uy tín hàng đầu thế giới như  FAO (Tổ chức Lương nông Thế giới), WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), EFSA (Ủy ban An toàn Thực phẩm châu u) vì những lợi ích mang lại cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt, các loại sữa thay thế sữa mẹ được quy định phải đạt chuẩn CODEX. Đây là quy chuẩn thực phẩm quốc tế do WHO ban hành và Bộ Y tế các nước (trong đó có Việt Nam) thường dựa vào đây để đưa ra các nguyên tắc chung về chất lượng thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dung. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các loại sữa đều như nhau do quy trình sản xuất, kiểm tra và quá trình nghiên cứu để bổ sung thành phần dinh dưỡng cho sữa cũng có sự khác biệt lớn.

Một loại sữa công thức tốt phải là loại sữa được nghiên cứu bổ sung dưỡng chất dựa trên những bằng chứng khoa học cụ thể thông qua quá trình nghiên cứu quy mô và công phu, chứ không thể bổ sung một cách tùy tiện. Loại sữa ấy cũng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất. Trẻ chỉ có thể phát triển toàn diện khi được phát triển cùng lúc cả thể chất, trí não và hệ miễn dịch. Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng những phát hiện mới trong dinh dưỡng phải được quan tâm thích đáng và được ưu tiên đối với các sản phẩm sữa công thức như bổ sung các chất DHA, ARA, Choline, các dưỡng chất hỗ trợ sức khoẻ hô hấp… Như vậy, một loại sữa công thức đáng tin dùng để thay thế sữa mẹ là một loại sữa được phát triển và sản xuất trên cơ sở khoa học, luôn cập nhật những phát hiện khoa học mới trong ngành dinh dưỡng để ngày càng hoàn thiện về công thức sữa, bảo đảm mang đến điều tốt nhất cho bé.

Những phát minh khoa học mới trong ngành sản xuất sữa công thức thường tốn rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc cùng thiện chí cam kết đem lại sản phẩm tốt nhất của nhà sản xuất. Sự đầu tư ấy thường chỉ có được ở những công ty lớn và có uy tín lâu năm trên thị trường, kể cả những thị trường khó tính nhất trên thế giới.

Hơn thế nữa, sữa công thức tốt phải có chất lượng đã được chứng minh lâm sàng, đã vượt qua những khâu kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, mùi, vị, hàm lượng, vi sinh… Và những kết quả này phải được công nhận bởi các tổ chức Y tế, dinh dưỡng và nhi khoa uy tín hàng đầu thế giới như FAO, WHO, hay EFSA, cũng như loại sữa ấy phải được công nhận về lợi ích của nó đối với sức khoẻ và sự phát triển về thể chất, trí não và hệ miễn dịch của trẻ để đảm bảo giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.

Chọn sữa công thức cho con cũng quan trọng như việc sinh ra bé và nuôi dưỡng bé bằng những điều tốt đẹp nhất bên cạnh tình yêu vô bờ. Hãy sáng suốt để chọn được loại sữa công thức tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé yêu của bạn.

TS.BS. TRẦN THỊ MINH HẠNH

8 lợi ích sức khỏe không ngờ của dừa khô

Dừa khô là loại thực phẩm ít phổ biến nhưng có rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe ít biết của dừa khô:

1. Trái tim khỏe mạnh

Dừa khô rất giàu chất xơ và tốt cho sức khỏe tim. Cơ thể nam giới cần 38g chất xơ mỗi ngày trong khi phụ nữ cần 25g. Ăn dừa khô sẽ giúp bạn nhận được lượng chất xơ cần thiết để tránh xa các bệnh liên quan đến tim.

2. Cải thiện chức năng não bộ

Nghiên cứu chỉ ra rằng dừa khô giúp cải thiện chức năng não bộ và cũng tăng cường sức khỏe não. Bạn có thể cũng làm chậm sự tiến triển của nhiều bệnh như Alzheimer nhờ ăn dừa khô.

3. Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ chứa 5,2microgam selen, dừa khô giúp tăng cường hệ miễn dịch. Selen giúp sản xuất selenoprotein giúp giảm nhiều bệnh.

4. Ngăn ngừa vô sinh ở nam giới

Dừa khô chứa các khoáng chất giúp ngăn ngừa vô sinh ở nam giới. Nghiên cứu y khoa đã thử nghiệm và cung cấp bằng chứng về điều này. Bằng cách sử dụng dừa khô, cơ thể sản sinh selen giúp ngăn ngừa vô sinh ở nam giới.

5. Giảm thiếu máu

Phụ nữ thường dễ bị thiếu máu. Thiếu máu thường do thiếu sắt và điều này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dừa khô chứa nhiều sắt có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu. Chỉ cần thêm dừa khô vào bữa ăn, bạn sẽ thấy sự khác biệt.

6. Giảm nguy cơ ung thư

Nhiều chất dinh dưỡng có trong dừa khô giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư. Một số loại ung thư như ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt có thể được phòng ngừa với sự trợ giúp của dừa khô.

7. Tránh các rối loạn tiêu hóa

Dừa khô giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề về tiêu hóa như táo bón, loét tá tràng và trĩ. Vì dừa khô không có tác dụng phụ nên nó có thể được sử dụng ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.

8. Phòng ngừa bệnh viêm khớp

Các tình trạng như viêm khớp, loãng xương vv…có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng dừa khô hàng ngày. Dừa khô chứa rất nhiều khoáng chất giúp giữ mô liên kết và duy trì cơ thể khỏe mạnh.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

Chưa đến 1/5 trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Tại Việt Nam mới chỉ có hơn 60% trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và chưa đến 1/5 trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam đứng thứ 13 trong số các nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi dưới 5 tuổi cao nhất thế giới với 27,5%.

Tại Hội thảo khoa học “Nuôi dưỡng trẻ nhỏ: Đầu tư hôm nay – Sức khoẻ ngày mai” do Bộ Y tế tổ chức ngày 22/5, ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ phó Vụ sức khoẻ bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) cho biết nguyên nhân của thực trạng trên là do hiện có quá nhiều quảng cáo kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng vi phạm làm sai lệch nhận thức của bà mẹ về lợi ích của sữa mẹ như quảng cáo sản phẩm Mama sữa non quá mức so với sự thật; so sánh sản phẩm thay thế sữa mẹ tốt hơn sữa mẹ; đẩy mạnh hoạt động tiếp thị bán sản phẩm tại các cơ sở y tế…

 

T.Lan

Thực phẩm lành mạnh cho người hảo ngọt

Dâu tây nhúng sôcôla

Dâu tây nhúng sôcôla là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn thỏa mãn cơn thèm ngọt. Song hãy chọn sôcôla đen nếu bạn muốn có một món ăn nhẹ hoàn toàn lành mạnh.

Sinh tố

Bạn có thể uống sinh tố bất cứ lúc nào nếu thấy thèm đồ ngọt. Sinh tố là thức uống lành mạnh cho người hảo ngọt.

Bánh pudding

Bánh pudding tự làm là lựa chọn tốt hơn để thay thế cho các món ăn nhiều đường bạn mua ngoài tiệm. Bạn có thể ăn kèm với các loại hạt như hạnh nhân.

Nho

Bạn hãy chọn loại nho không có hạt. Chỉ cần cắt làm đôi và cho thêm một chút mật ong là bạn đã có món tráng miệng hấp dẫn. Đây được xem là một trong những thực phẩm lành mạnh để giảm cơn thèm ngọt.

Chuối phủ sôcôla

Bạn hãy cắt chuối thành những miếng nhỏ, sau đó nhúng vào sôcôla đen, trộn đều để sôcôla bám vào chuối. Bạn sẽ có món ăn ngọt cực kỳ ngon miệng.

Bánh yến mạch

Bánh yến mạch giúp xua tan cảm giác thèm ngọt mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn có thể rắc thêm chút sôcôla đen để bánh trông hấp dẫn và ngon miệng hơn.

Xoài

Xoài cũng được xem là lựa chọn lành mạnh cho người thích ăn ngọt. Ngoài ra, xoài còn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

BS P.Liên

(Theo Boldsky)

Sữa hữu cơ – lựa chọn tốt cho trẻ tăng trưởng

Trong thời buổi an toàn vệ sinh thực phẩm phức tạp  như hiện nay, các bà mẹ thường tìm đến những loại sữa được quảng cáo là “sạch” cho con, với mong muốn đảm bảo hệ tiêu hoá non nớt của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng sau này. Nhưng một thực tế rằng, “sữa sạch” là một khái niệm khá mù mờ, và hầu như chỉ là một chiêu thức quảng cáo của các hãng sữa chứ không hề là một đảm bảo vàng cho sự phát triển sức khỏe lâu dài của trẻ.

Sữa sạch là gì? Thật bất ngờ là khi đặt câu hỏi này cho các chuyên gia dinh dưỡng cũng như các cơ quan quản lý đều nhận được một câu trả lời rằng: Không hề có khái niệm “sữa sạch”. Trên thị trường hiện nay chỉ có 2 loại: sữa an toàn và sữa không an toàn. Sữa không an toàn có thể được hiểu là các loại sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ, không được công bố các tiêu chuẩn chất lượng cũng như tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Còn lại, tất cả các sản phẩm sữa được lưu hành trên thị trường dưới sự kiểm định về chất lượng và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm… thì đều là sữa an toàn. Điều quan trọng là lựa chọn sản phẩm nào thì phù hợp cho đối tượng nào, lứa tuổi nào, thể trạng nào… Riêng đối với trẻ em, cuộc tranh luận về chọn loại sữa an toàn nào thì phù hợp cho sự phát triển lành mạnh, tự nhiên của trẻ, đồng thời, nâng cao sức đề kháng, hệ thống miễn dịch tự nhiên, bảo vệ trẻ trước những nguy cơ bệnh tật về sau mới là điều khiến cho các bà mẹ Việt Nam thực sự phải đau đầu.

Tuy nhiên, trên thị trường sữa còn một loại sản phẩm khá đặc biệt với những ưu điểm hoàn toàn vượt trội hơn các sản phẩm “sữa an toàn” thông thường, và có thể là một lựa chọn dễ dàng hơn đối với các bà mẹ. Đó là sữa hữu cơ – organic milk. Hiện nay ở Việt Nam, chưa có một đơn vị nào sản xuất được loại sản phẩm này vì quá trình sản xuất yêu cầu một sự đầu tư rất bài bản, quy mô và tốn kém.

Khác biệt lớn nhất của sữa hữu cơ so với các loại sữa an toàn thông thường khác chính là nguồn nguyên liệu từ một quy trình sản xuất tự nhiên khép kín. Tại các trang trại nuôi bò sữa hữu cơ, nguồn thức ăn chăn nuôi phần lớn dựa vào sản phẩm tại trang trại – nguồn cỏ nuôi trồng tự nhiên không sử dụng thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học, không chất bảo quản hay chất tạo màu và không có hạt giống biến đổi gen (GMO). Việc chọn giống bò cũng được tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, nhằm chọn được giống có khả năng thích ứng được với điều kiện môi trường và khí hậu, góp phần xây dựng một quy trình chăn nuôi an toàn nhằm mang lại sản lượng sữa cao, sức khỏe tốt cho bò sữa và giới hạn nguy cơ nhiễm bệnh. Và thường thì bò được nuôi thả trên đồng cỏ tự nhiên. Vào mùa đông, khi nguồn cỏ tươi ít hơn thì động vật được ăn thêm cỏ khô hoặc ngũ cốc. Theo quy định thì đàn bò chỉ được chăm sóc một cách tự nhiên, nhằm mục đích giúp người chăn nuôi tránh xa với kháng sinh, chỉ có thể được sử dụng thuốc chống ký sinh trùng khi thật sự cần thiết. Người nuôi bò cũng cần phải trau dồi thường xuyên kiến thức về canh tác cũng như chăm sóc vật nuôi khỏe mạnh và mang lại sản lượng sữa cao.

Tuy nhiên, trên thực tế, sản lượng sữa của đàn bò được chăm nuôi bằng phương pháp organic thường không cao như khi được nuôi trồng bằng phương pháp công nghiệp thông thường. Điều này khiến cho giá thành của loại nguyên liệu này thường đắt đỏ hơn, khiến cho sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng cũng không có giá cạnh tranh.

Đổi lại, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của nguồn nguyên liệu này.

Hơn thế, quy trình sản xuất sau thu hoạch đối với loại sữa hữu cơ cũng ngặt nghèo không kém. Để có được dòng sữa siêu sạch, an toàn cho sức khỏe toàn diện của con người, nhất là trong những sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mọi khâu sản xuất sữa đều phải được tiến hành nghiêm chỉnh theo đúng tiêu chuẩn đặt ra của Luật Organic Food và phải có chứng nhận của các tổ chức quốc tế từ châu u và Mỹ.

Quy trình sản xuất này đảm bảo cho mọi nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm kim loại nặng hay bất kỳ một thành phần vật lý - hóa học không cho phép nào khác thâm nhập vào sản phẩm cuối cùng, trước khi đưa ra thị trường. Theo lưu ý của các nhà sản xuất, người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa hữu cơ cần quan tâm tới một số tính chất vật lý và hóa học quan trọng trong việc sản xuất sữa bột organic, bao gồm: hàm lượng nước, chất béo, độ tách béo, hàm lượng protein, hàm lượng chất khoáng, độ acid, tính hòa tan, số dư oxy trong bao bì sản phẩm (nhằm ngăn chặn tình trạng oxy hóa sản phẩm),… Điều quan trọng nhất là lựa chọn những nhãn hiệu sữa organic uy tín. Bởi như đã phân tích, giá thành sản phẩm này khá cao lại đang nhận được sự tin tưởng lựa chọn của người tiêu dùng nhưng hầu như không có điều gì ngăn cản được các nhà sản xuất hay phân phối gian trá lợi dụng các phương pháp mang lại lợi ích cho mình.

Có một tin vui đối với người tiêu dùng là Nature One - loại sữa hữu cơ hàng đầu của Mỹ với những tiêu chuẩn chất lượng quốc, sẽ sớm có mặt tại Việt Nam. Các bà mẹ sẽ không còn phải chờ đợi lâu nữa để có thể yên tâm lựa chọn một loại sữa thực sự an toàn với chất lượng vượt trội cho những đứa con thân yêu của mình.

Thực phẩm nên tránh khi bị huyết áp cao

Khi bị huyết áp cao bạn cần hạn chế hoặc tránh những loại thực phẩm dưới đây:

1. Đồ ăn nhanh

Bạn nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn sẵn có trên thị trường. Những thực phẩm này chứa lượng đường và muối cao. Hàm lượng muối trong những thực phẩm này có thể góp phần làm tăng huyết áp.

2. Thực phẩm muối

Các loại đồ muối như dưa muối có chứa hàm lượng muối cao và không được khuyến khích cho những người bị huyết áp cao

3. Súp đóng hộp

Súp là thực phẩm lành mạnh. Nhưng món súp đóng hộp lại không phải là lựa chọn đúng đắn cho những người bị huyết áp cao. Súp đóng hộp chứa lượng muối cao để bảo quản các thành phần thực vật. Ngoài ra, việc có các thành phần tạo mùi cũng khiến nó trở nên không lành mạnh.

Thực phẩm làm giảm huyết áp

4. Nước sốt cà chua

Nước sốt cà chua có chứa nhiều muối và đường. Vì vậy, mặc dù thơm ngon nhưng loại thực phẩm này không thích hợp với người bị huyết áp cao.

5. Cà phê

Cà phê sẽ làm tăng huyết áp vì vậy, khi bị huyết áp cao bạn nên hạn chế loại đồ uống này.

6. Rượu

Tăng huyết áp là một trong nhiều hậu quả của việc uống rượu, đặc biệt khi bạn là người uống rượu thường xuyên.

7. Bánh mì

Bánh mì dường như có vẻ không gây hại. Nhưng trên thực tế, ăn bánh mì hàng ngày không phải là một lựa chọn tốt. Bánh mì có chứa một lượng natri cao, làm tăng huyết áp. Vì vậy, bạn nên tránh thực phẩm này khi bị tăng huyết áp.

8. Đồ nướng

Thực phẩm nướng chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và muối vì vậy bạn nên tránh những thực phẩm này để kiểm soát huyết áp.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

Dinh dưỡng cho trẻ mùa nóng

Dinh dưỡng mùa nóng cho trẻ luôn là thách thức lớn nhất với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Ngoài việc phải làm sao đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, việc phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa qua đường ăn uống cũng là điều cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ.

Bổ sung đủ dinh dưỡng và vi chất

Theo BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, mùa hè với cái nóng oi bức luôn tạo cho con người cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Với các bé, điều này càng nặng nề vì các bé còn nhỏ, sức đề kháng yếu nên cần đáp ứng đủ chất trong khẩu phần ăn của trẻ. Ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng nói chung thì cần chú ý đến những vi chất có từ thực phẩm hàng ngày. “Mùa hè, trẻ được nghỉ học nhưng lại tham gia vào nhiều sinh hoạt, trò chơi nên tiêu hao rất nhiều năng lượng. Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ”. Theo BS. Diệp, những ngày oi nóng như thế này cần cho bé ăn nhiều hơn ngày thường nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau dền, rau muống, bí... chúng giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ, khẩu phần ăn có nhiều canh rau, ít dầu mỡ...

 Món ăn đa dạng cho trẻ từ rau củ đã rửa sạch, nấu chín để bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho trẻ trước nguy co bệnh mùa nóng tấn công.
Ngoài ra, có thể giúp trẻ chống chọi với cơn nóng, tránh rôm sảy, mẩn ngứa bằng cánh cho bé ăn bổ sung bằng những bữa ăn bổ mát như: chè hạt sen, sữa, sữa chua, bánh flan... Lưu ý cho bé uống đủ nước, khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày. Tốt nhất là những thức uống có giá trị dinh dưỡng như: sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống, sinh tố, nước ép trái cây.

Chú ý chế độ ăn để không mắc bệnh đường tiêu hóa

Mùa nóng, trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn ôi, thiu, do vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở trong môi trường nóng ẩm cũng như nước đá không tinh khiết. Cho đến nay, tiêu chảy cấp vẫn còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ vì do cơ thể mất nước và điện giải, tiêu chảy cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hay bị tóe nước trên 3 lần/24 giờ là trẻ đã bị tiêu chảy. Vào mùa nắng nóng, trẻ thường bị tiêu chảy do vi khuẩn (như E.Coli) hoặc do virút. BS.CKII. Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng BV. Nhi Đồng 2 TP.HCM lưu ý các bậc phụ huynh khi chăm trẻ cần tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc trong chế biến cũng như bảo quản thức ăn cho trẻ nhằm đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng bệnh cho trẻ. Nguyên tắc cơ bản nhất vẫn là “ăn chín uống sôi”. Và thức ăn của bé khi đã chế biến cần tránh để ngoài nhiệt độ môi trường hơn 2 giờ. Khi bảo quản trong tủ lạnh cũng cần biết nên bảo quản trong thời gian bao lâu và những thực phẩm gì nên, không nên trữ lâu trong tủ lạnh.

Các bác sĩ cho biết, trong mùa hè, nhiều trẻ nhập viện vì phụ huynh đi làm thường pha sẵn sữa cho vào tủ lạnh cho trẻ uống trong ngày. Điều này khá phổ biến và hậu quả là trẻ thường bị đau bụng, nặng thì tiêu chảy và phải đến bệnh viện. Theo khuyến cáo, tất cả các loại sữa đều không nên để lâu hoặc pha sẵn vì dễ làm mất đi các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu bảo quản không đúng, để sữa pha quá thời gian sẽ gây lên men, tạo môi trường thuận lợi để nấm, vi khuẩn phát triển. Khi trẻ uống phải sữa này sẽ bị tiêu chảy, nhiễm độc, gây mất nước và rối loạn điện giải rất nguy hiểm.

Theo BS. Thu Hậu, trời nóng nực làm người khó chịu, mất nhiều mồ hôi gây ra khát, để giải nhiệt thì mọi người có xu hướng dùng nước đá thật lạnhcho đã. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân làm cho siêu vi và vi trùng ở vùng hầu họng phát triển gây viêm hô hấp trên, sốt siêu vi có hay không kèm phát ban hay có thể diễn tiến đến viêm phế quản. Bên cạnh đó, mùa hè, người lớn thường chuộng các món ăn khoái khẩu như các loại gỏi, nộm, rau sống, salat nếu không hạn chế thì cần chú ký chế biến thật kỹ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất là ít cho trẻ ăn những món này. Ưu tiên chế biến nhiều món ăn đa dạng cho trẻ từ rau củ đã rửa sạch, nấu chín để bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho trẻ trước nguy co bệnh mùa nóng tấn công.

TU N NGUYỄN

10 loại thực phẩm tăng cường trí não cho trẻ

Trứng

Trứng được cho là một trong những chất chất dẫn truyền thần kinh cơ bản nhất vì nó chứa choline. Cùng với chất dinh dưỡng này, trứng cũng chứa cholesterol giúp não hoạt động bình thường. Ăn một hoặc hai quả trứng giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn.

Quả óc chó

Quả óc chó là một trong những thực phẩm tăng cường trí não tốt nhất. Nó chứa nhiều dưỡng chất giúp não hoạt động hiệu quả hơn. Nó đóng vai trò tăng cường và hỗ trợ sức khỏe não nhờ các dưỡng chất như vitamin E, chất béo omega-3, chất xơ, đồng và mangan. Ăn 1 hoặc 2 quả óc chó mỗi ngày sẽ giúp não hoạt động hiệu quả hơn.

Rau lá xanh

Nhiều trẻ không thích rau lá xanh. Nhưng rau xanh là thực phẩm tốt để tăng cường trí não nhất là trong thời gian thi, với các chất chống oxy hoá có tác dụng bảo vệ não như Vitamin K, folate và lutein.

Quả bơ

Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, bơ có khả năng bảo vệ các tế bào não.

Các chuyên gia khuyên trẻ nên uống nước ép bơ 2-3 lần/tuần để cải thiện hoạt động não.

Rau bina

Rau bina chứa nhiều chất chống oxy hóa bảo vệ não cùng với vitamin K, folat và lutein. Điều này khiến cho rau bina trở thành một trong những thực phẩm giúp tăng cường trí não cho trẻ nhất là trong thời gian thi cử.

Cá hồi hoang dã

Cá hồi hoang dã là lựa chọn tốt nhất cho những người không ăn chay. Cá hồi chứa nhiều DHA omega-3 giúp duy trì tế bào não khỏe mạnh. Nó cũng cải thiện trí nhớ.

Dầu dừa

Dầu dừa cũng có thể tăng cường sức mạnh của não vì nó giúp nâng cao khả năng của các tế bào thần kinh não. Cùng với đó, dầu dừa cũng có khả năng giảm sự sản sinh các gốc tự do.

Sôcôla đen

Bột ca cao và sôcôla chứa polyphenol có tác dụng bảo vệ thần kinh.

Sôcôla đen rất tốt cho sức khỏe và ăn sôcôla đen hàng ngày sẽ bảo vệ tế bào não của bạn và giúp tăng cường trí nhớ.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh chứa nhiều sulfurophane, một loại hóa chất giúp giải độc. Loại chất này có tác dụng giảm viêm và kiểm soát các gốc tự do gây hại. Súp lơ xanh giúp cải thiện trí nhớ.

Bí đỏ

Hạt bí đỏ có thể được sử dụng như bữa ăn nhẹ cho trẻ trong thời gian nghỉ giải lao. Hạt bí đỏ giàu kẽm, khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong trí nhớ. Nó cũng sẽ cải thiện chức năng não chung.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

Súp ngon cho con ăn tốt

Cho bé ăn dặm, ngoài việc món ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, mẹ cần thường xuyên đổi món để bé đỡ ngán và ăn uống ngon miệng hơn. Các mẹ cùng học thêm cách nấu đôi, ba món súp để làm phong phú thêm thực đơn của bé nhé!

1. Súp khoai lang, súp lơ

Món ăn này giúp cải thiện tiêu hóa và tăng hấp thu vitamin A cho bé. Ngoài ra, bạn có thể làm cho cả nhà ăn, vừa bổ lại vừa ngon.

Súp ngon cho con ăn tốt - 1

Súp khoai lang, súp lơ nghiền là món ăn tốt cho hệ tiêu hóa của bé. (Ảnh minh họa).

Nguyên liệu: 2 củ khoai lang; 5 nhánh súp lơ; 1 thìa cafe phomat hoặc 1 thìa kem pho mát

Cách chế biến:

- Gọt vỏ khoai lang và cắt thành miếng nhỏ. Sau đó, cho khoai lang vào nồi hấp chín. Đến khi khoai gần được thì cho thêm súp lơ vào hấp cùng. Hấp khoai và súp lơ nhừ rồi bắt ra để nguội.

- Xay khoai lang và súp lơ thành hỗn hợp thật mịn. Thêm phomat vào và khấy đều cho bé ăn

2. Súp trứng gà, đậu phụ

Trứng gà, đậu phụ không chỉ giàu canxi mà còn rất mềm và dễ ăn. Đặc biệt, dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi rất tốt. Các mẹ chỉ cần 5 - 10 phút là có thể chế biến xong món này!

Nguyên liệu: 1 lòng đỏ trứng gà; 30 g đậu phụ tươi; 1 bát con nước gà luộc

Cách chế biến:

- Lòng đỏ trứng gà đánh đều. Đậu phụ nghiền nát.

- Nước luộc gà hòa cùng chút bột gạo để tạo đổ sánh, rồi đun sôi. Sau đó, cho đậu phụ vào nấu chín, cuối cùng mới cho trứng gà vào từ từ quấy đều tay như nấu canh trứng.

- Khi cháo sôi trở lại thì bắt ra khỏi bếp, để hơi nguội rồi cho bé ăn.

3. Súp đậu Hà Lan

Nguyên liệu: 240 gr đậu Hà Lan đóng hộp (ít muối) hoặc đã ninh nhừ; 1/ 2 của hàng tây, xắt nhỏ; 1 củ khoai tây cỡ trung bình; 1/2 tép tỏi; 2 muỗng canh dầu ôliu; Nước dùng gà; 2 muỗng canh kem.

Súp ngon cho con ăn tốt - 2

Súp đậu Hà Lan dễ làm và rất `bắt mắt`, giúp kích thích thị giác để bé thêm ngon miệng. (Ảnh minh họa).

Cách chế biến

- Xào hành tây và tỏi trong dầu 10 phút

- Gọt vỏ khoai tây và cắt hình quân cờ

- Thêm đậu Hà Lan đã ráo nước và khoai tây vào chảo

- Thêm nước dùng gà vào đun nhỏ lửa, đậy vung, chờ 15 - 20 phút

- Cho vào máy xay, xay cho đến khi súp mịn

- Trang trí kem hình xoắn ốc lên trên bát súp. Để hơi nguội rồi cho bé ăn

4. Súp bắp cải tím

Thời tiết mát mẻ phù hợp để cho bé nhâm nhi món ăn này. Đảm bảo bé sẽ ngoan ngoãn và ăn ngon lành hết suất ăn đấy!

Nguyên liệu: 1 củ hành tây; bắp cải tím thái nhỏ; 1 muỗng canh bơ; 1/2 chén sữa; 2 tép tỏi; một ít đường; một xíu muối và tiêu

Cách chế biến

- Gọt vỏ và thái nhỏ hành tây. Đun nóng bơ trong nồi áp suất và xào tỏi đã băm nhỏ. Sau đó, thêm hành tây cắt nhỏ vào xào tiếp (đừng để cháy hành). Cho bắp cải vào xào thêm vài phút, rồi đổ nước vừa ngập rau và đậy nắp vung nấu nhừ.

- Để súp nguội. Để riêng 1 muỗng canh bắp cải vừa nấu chín. Xay phần súp còn lại và lọc lấy nước. Hòa với sữa và chút nước (nếu cần). Thêm muỗng canh bắp cải để lại vừa nãy, nêm chút muối, hạt tiêu và đung sôi trở lại.

- Rắc một ít pho mát lên trên và cho bé ăn.

Theo Eva tổng hợp

Những thực phẩm có thể gây sảy thai

1. Hải sản xông khói

Nên tránh hải sản xông khói và đông lạnh (thường được dán nhãn nova hoặc lox) vì chúng có thể bị nhiễm listeria. Listeria có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn tới sảy thai.

2. Trứng sống

Phụ nữ mang thai nên tránh những thực phẩm sống. Nên tránh trứng sống hoặc thực phẩm chứa trứng sống như mayonnaise tự làm. Cần đảm bảo lòng đỏ và lòng trắng trứng đã chín kĩ sau khi nấu chín. Nó sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm và vi khuẩn salmonella.

3. Sữa chưa tiệt trùng

Phụ nữ mang thai nên tránh uống sữa tươi hoặc sữa chưa tiệt trùng và bất cứ thực phẩm nào chứa chúng. Cũng giống như trứng sống, sữa tươi có thể gây ngộ độc.

4. Chùm ngây

Loại thực phẩm nguy hiểm nhất có thể dẫn tới sảy thai trong thời kỳ đầu là chùm ngây. Chùm ngây gây hại cho phụ nữ mang thai vì nó chứa alpha-sitosterol với cấu trúc giống như estrogen có thể dẫn tới sảy thai.

5. Gan động vật

Mặc dù gan động vật rất bổ dưỡng, nó có thể gây hại cho phụ nữ mang thai vì chứa nhiều độc tố nếu gan được lấy từ động vật bị nhiễm bệnh. Gan cũng chứa lượng cao vitamin A và cholesterol. Sử dụng dư thừa có thể dẫn tới tác dụng xấu lên thai nhi và gây sảy thai.

6.Lô hội

Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc uống bất cứ thực phẩm nào chứa lô hội vì nó có thể dẫn tới xuất huyết vùng chậu, từ đó có thể dẫn tới sảy thai. Tốt nhất là tránh tất cả các sản phẩm lô hội trong 3 tháng đầu thai kỳ.

7. Khoai tây mọc mầm

Loại thực phẩm này không chỉ nguy hiểm cho phụ nữ mang thai mà còn nguy hiểm với tất cả mọi người. Khoai tây mọc mầm có chứa nhiều độc tố khác nhau gây hại cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

8. Đu đủ

Đu đủ và đặc biệt là đu đủ xanh được cho là có thể gây sảy thai. Nguyên nhân là vì đu đủ xanh chứa loại enzyme có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.

9. Dứa

Nước ép dứa thường được sử dụng tại thời điểm sinh con để quá trình này được nhanh chóng và dễ dàng. Dứa chứa bromelain, có thể làm trơn cơ tử cung và do vậy dẫn tới sảy thai nếu sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

BS Thu Vân

(Theo Timesofindia)

Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim

(suckhoedoisong.vn) –Hầu hết trẻ có bệnh tim thường thường bị suy dinh dưỡng, suy kiệt, rất khó tăng cân, điều này ảnh hưởng nhiều đến việc phẫu thuật tim của trẻ. Vì vậy làm thế nào để nuôi trẻ cho đủ dinh dưỡng, tăng cân tốt để được phẫu thuật sớm, muốn làm được điều này, các bậc cha mẹ cần biết những điều dưới đây.

Vì sao trẻ mắc bệnh tim thường suy dinh dưỡng?

Về cơ bản, các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa bú hoặc ăn của trẻ mắc bệnh tim không khác gì so với trẻ bình thường.

Với trẻ bú mẹ do mắc bệnh tim trẻ thường bị khó thở nên khi bú và uống sữa rất khó khăn và rất kém làm cho trẻ khó tăng cân như những trẻ khỏe mạnh khác.

Với trẻ lớn hơn, khi mắc bệnh tim theo chỉ định của các bác sĩ trẻ phải ăn nhạt, không nêm mắm muối khiến trẻ ăn không ngon miệng và chán ăn nên dễ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, với trẻ mắc bệnh tim thì  hệ thống đường tiêu hóa và gan mật của trẻ có những rối loạn khiến trẻ không hấp thu được các chất ăn vào cơ thể hoặc trẻ có thể có những dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa - gan mật đi kèm làm trẻ không tiêu hóa được thức ăn, nên trẻ bị suy dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng

Nếu trẻ suy dinh dưỡng, phải sử dụng những loại sữa có năng lượng cao, những thực phẩm giàu năng lượng (giàu chất béo). Số lượng thức ăn hoặc sữa ăn vào không thay đổi nhưng trẻ được cung cấp dinh dưỡng cao hơn bình thường, giúp trẻ tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ mắc bệnh tim, nhất là trẻ có suy tim hoặc tim bẩm sinh... thì khả năng hấp thu thức ăn kém, nên khi ăn  những thực phẩm hoặc uống sữa giàu năng lượng, trẻ có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp này cần giảm bớt lượng thức ăn và cần có chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng.

Đối với trẻ đã ăn dặm cần phải ăn nhạt, như vậy trẻ sẽ rất chán ăn. Nếu trẻ lớn có thể dễ chấp nhận chế độ ăn này sau khi nghe giải thích. Nhưng trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường không hiểu nên nếu cho trẻ ăn nhạt trẻ sẽ từ chối và không ăn. Trong những trường hợp này cần sự tư vấn của bác sĩ  để giúp cha mẹ cho trẻ ăn bình thường và bác sĩ sẽ cho trẻ uống thêm thuốc.

Ngoài ra, với những trẻ sử dụng thuốc lợi tiểu như lasix (furosemide) sẽ dễ bị thiếu chất kali, nên ăn thêm những thực phẩm giàu kali như cam, chuối, nho, đu đủ, nước dừa,…

Cách cho trẻ bú và ăn theo từng độ tuổi:

Đối với trẻ còn bú mẹ: Khi cho trẻ ăn hoặc bú phải nâng cao đầu trẻ lên, tránh nôn và sặc sữa. Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no vì trẻ rất khó tiêu hóa nên sẽ dễ bị nôn. Chia bữa ăn hoặc số lần bú ra nhiều lần hơn so với bình thường… Các bữa ăn cụ thể như sau:

Trẻ dưới 6 tháng

 - Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bất cứ khi nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần mỗi ngày.

- Đối với trẻ 4 - 6 tháng tuổi, chỉ cho trẻ ăn thêm nếu thấy trẻ: Vẫn còn đói sau mỗi lần bú;  Không tăng cân như bình thường, có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm từ 1 đến 2 bữa bột, loãng đến đặc dần, với đầy đủ thành phần giống như bột của trẻ 6 - 12 tháng tuổi.

Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

 - Cho trẻ bú mẹ cả ngày lẫn đêm, bất cứ khi nào trẻ muốn.

- Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với đầy đủ thành phần trong 4 ô vuông thức ăn (xem ảnh).

-  Cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày nếu trẻ còn bú mẹ; 5 bữa mỗi ngày nếu trẻ không còn bú mẹ;  Mỗi bữa 3/4 đến 1 bát con các thức ăn này.

- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài...

Trẻ từ 12 tháng đến 2 tuổi

- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn.

- Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với đầy đủ thành phần trong 4 ô vuông thức ăn (xem ảnh).

- Cho trẻ ăn dặm 3 - 5 bữa mỗi ngày; mỗi bữa 1 đến 1 bát rưỡi các thức ăn này.

- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài...

- Không cho trẻ bú bằng bình sữa mà cho trẻ uống bằng thìa hoặc cốc.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên

-  Cho trẻ ăn 3 bữa cùng gia đình, ăn các thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong 4 ô vuông thức ăn (xem ảnh);  Xen giữa các bữa chính nên cho trẻ ăn thêm ít nhất 2 bữa phụ là sữa, bánh, phở, mỳ, cháo…

- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…  

  Bác sĩ Vũ Minh